Bánh phồng Tràng Định

Mã sản phẩm
HTX6107650
Xuất xứ : Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
Giá sản phẩm : 75.000 - 80.000đ/kg

Vùng nguyên liệu

Tên vùng sản xuất :
Bánh phồng Tràng Định
Địa chỉ :
Nà Cạn, Xã Đại Đồng, Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Nhà sản xuất

Tên :
Hợp tác xã Tuấn Phương
Địa chỉ :
Nà Cạn, Xã Đại Đồng, Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Nhà xuất khẩu

Tên :
Hợp tác xã Tuấn Phương
Địa chỉ :
Nà Cạn, Xã Đại Đồng, Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Nhà phân phối

Tên :
Hợp tác xã Tuấn Phương
Địa chỉ :
Nà Cạn, Xã Đại Đồng, Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Nhà vận chuyển

Tên :
Hợp tác xã Tuấn Phương
Địa chỉ :
Nà Cạn, Xã Đại Đồng, Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

Mô tả

Bánh phổng (tên thực tế tại địa phương là Bánh phồng) hay còn gọi là pẻng khua (tiếng Tày) - bánh cười, là một loại bánh truyền thống của người Tày, làm từ gạo nếp, phổ biến ở Lạng Sơn… Tuy nhiên, không phải gạo nếp nào cũng có thể làm nên loại bánh mang hương vị đặc trưng như Bánh phổng của Tràng Định, đó là những chiếc bánh sau khi rán có độ căng phồng, vàng ruộm, độ ngọt vừa phải, bên trong không bị rỗng mà có mạng xốp như xơ mướp, chỉ ăn một miếng đã thấy vô cùng hấp dẫn. Để làm được những chiếc bánh đó thì nguyên liệu chính của bánh là loại gạo nếp thơm ngon trồng trên cánh đồng Thất Khê – Tràng Định, mang đậm bản sắc của nền văn hóa lúa nước. Nhờ sự ưu đãi của tự nhiên mà từ cây lúa, người dân đã tạo nên những thứ bánh truyền thống mang phong vị quê hương Tràng Định. Bởi vậy, ca dao xưa có câu “Tràng Định gạo trắng nước trong/rượu ngon quả ngọt say lòng khách xa”. Bánh phổng Tràng Định có từ đời ông cha để lại. Trước đây, bánh thường chỉ làm phục vụ nhu cầu gia đình, nhưng vị ngon nức tiếng gần xa, nhiều người khi đến Lạng Sơn đều muốn đặt mua ít bánh mang về làm quà. Đặc trưng về cảm quan sản phẩm: Trạng thái: Bánh phồng thành phẩm có hình dạng thuôn tròn, dài tầm 10-15 cm. Màu sắc: Có màu vàng trắng Mùi: Mùi thơm của nếp, và đường phên đã ngào không có mùi lạ, không có mùi hương liệu. Vị: Bánh có vị ngọt, giòn, Vị tự nhiên, không có vị lạ (đắng, chua, mốc…)

Thành phần

• Gạo nếp (nếp cái hoa vàng): Nguyên liệu sẵn có tại địa phương • Tro của cây rừng (thường là cây Trà Dù hoặc các loại tro từ các cây khác, nhưng tuyệt đối phải tro sạch không trộn lẫn đất, cát..) • Bột khoai môn. • Rượu. • Đường phèn.

Công dụng

Nguyên liệu để làm món bánh phồng này cũng từ gạo nếp cái hoa vàng. Nhưng để cho chiếc bánh được phồng xốp thì gạo lại phải ngâm với nước tro của cây trà dù - một loại cây mọc trên rừng giờ được nhiều người mang về trồng ở nhà để tiện thu hái. Gạo được ngâm qua một đêm, vớt lên để ráo nước và đem đồ thành xôi. Xôi chín được đổ ra cối giã nhuyễn đến khi dẻo, mượt như bánh dày thì đổ khoai môn đã luộc chín, thái nhỏ vào giã đến khi thật nhuyễn và đều.Theo kinh nghiệm của bà con người Tày thì phải giã đến khi nào khối bột đạt độ dai, dính vào chày, nhấc chày, kéo dài lên mà bột không bị đứt thì mới đạt. Bột bánh giã xong, đổ ra nong cán thật mỏng và cắt thành miếng nhỏ bằng hai đốt ngón tay chập lại rồi phơi bánh trong râm. Nhiều người thắc mắc sao không phơi bánh ngoài trời nắng cho nhanh khô, nhưng kinh nghiệm của bà con cho thấy, phơi bánh dưới nắng già bánh dễ bị nứt, phơi trong bóng râm cho bánh khô dần rồi đem bỏ vào chum sạch để bảo quản. Mỗi mẻ bánh phải phơi 3 nắng mới đủ khô. Khi chế biến, người ta đun mỡ nóng rồi bỏ từng miếng bánh khô vào chảo chao đến khi bánh phồng to thì vớt ra. Có một điều rất thú vị là khi rán chiếc bánh pẻng khua phồng tròn lên.

Điều kiện bảo quản

Nên sử dụng ngay sau khi bóc túi bao bì sản phẩm.

Lịch sử giao dịch


Quản lý

Điện thoại liên hệ :
0854536896
Địa chỉ :
Nà Cạn, Xã Đại Đồng, Huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
×
Giới thiệu Sản phẩm Cơ sở sản xuất Vật tư Vùng nguyên liệu Bản đồ số Nhật ký Tin tức