Mô tả
Sơn tra hay còn được gọi với cái tên là táo mèo, táo rừng, mắc cắm, mắc sắm chá…
- Cây sơn tra cao 5 – 6m, lá cây non mọc so le, xẻ 3 – 5 thùy. Lá cây trưởng thành có hình bầu dục dài 6 – 10 cm, rộng chừng 2 – 4 cm, mép lá nguyên hoặc hơi có khía răng.
- Quả sơn tra có hình thuôn, đường kính 3 – 4 cm, lúc chín có màu vàng lục đẹp mắt.
- Sơn tra có hương thơm dịu và vị chua chát.
Thành phần
Sơn tra Sơn La.
Thành phần quả sơn tra tươi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến như: chất đạm, chất béo, chất đường, các Axit hữu cơ (Crategolic Acid, Malic Acid, Oxalic Acid, Succinic Acid, Acetic Acid, Citric Acid, Ursolic Acid, Linoleic Acid, Linolenic Acid, Palmitic Acid, Oleic Acid, Stearic Acid), Vitamin C, B2, Caroten, Canxi, chì, sắt, Tanin, Acetylcholine, Phytosterrin…
Công dụng
- Theo Y học cổ truyền, sơn tra có tác dụng tiêu thực hóa tích, hoạt huyết tán ứ. Đặc biệt nó còn chủ trị các chứng tích trệ, đau bụng tiêu chảy, sản hậu ứ trệ đau bụng, sán khí, đau tinh hoàn…
- Theo Y học hiện đại, sơn tra được dùng phổ biến tại nhiều nước Châu Âu. Do có tác dụng khá mạnh lên cơ tim nên được dùng làm thuốc chữa bệnh tim mạch.
- Sơn tra còn có công dụng giúp điều chỉnh rối loạn lipit máu, ngăn ngừa đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
- Ngoài các công dụng trên, sơn tra còn có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa, hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh đường ruột.
Hướng dẫn sử dụng
Quả Sơn tra có thể dùng tươi, làm trà, ngâm rượu, làm giấm…
Sơn tra được dùng để điều chế thuốc trong Đông y và Tây y. Theo đó, Tây y coi sơn tra (hoa, lá, quả) là vị thuốc giúp tuần hòa tim, giảm đau và an thần. Trong khi đó, Đông y coi sơn tra là vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa.