Thị trường Trung Đông có tính thanh khoản cao, đòi hỏi chất lượng hàng hóa nghiêm ngặt có thể thành “mỏ vàng” cho hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam. Trung Đông là khu vực có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, tiếp giáp với cả ba châu lục châu Á, châu Âu và châu Phi, là địa bàn trung chuyển hàng hóa đi các khu vực xung quanh, đặc biệt Dubai hiện trở thành thị trường trung chuyển hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới. Trung Đông là khu vực có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, tiếp giáp với cả ba châu lục châu Á, châu Âu và châu Phi, là địa bàn trung chuyển hàng hóa đi các khu vực xung quanh, đặc biệt Dubai hiện trở thành thị trường trung chuyển hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới. Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tiềm năng của thị trường Trung Đông-châu Phi là rất lớn và phù hợp, tương thích với các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn duy trì hợp tác lâu dài với các nước khu vực Trung Đông, ngoài giải bài toán về đảm bảo ổn định về chất lượng sản phẩm, sự khác biệt về hệ thống pháp luật hay truyền thống văn hóa cũng là những rào cản không nhỏ với doanh nghiệp Việt. Do đó, các cấp, ngành chức năng giữa Việt Nam và Trung Đông – châu Phi cần tiếp tục có thêm những hành động mạnh mẽ, quyết liệt và cụ thể hơn để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ông Phòng khẳng định: “Với sự nỗ lực thực sự của các bên, tôi tin rằng, kết quả kinh tế, thương mại và hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác chắc chắn sẽ còn gia tăng”. Ông Phòng cũng cho rằng: “Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nỗ lực nhiều hơn, quyết liệt hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp và phương thức chung bằng những thỏa thuận hay quy chế phối hợp mang tính ràng buộc, hướng dẫn để hỗ trợ và củng cố niềm tin trong doanh nghiệp. Có như vậy hoạt động đầu tư, hợp tác trao đổi thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam-Trung Đông và châu Phi mới có cơ hội được thúc đẩy”. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam đều ở quy mô nhỏ và vừa, không thể tự mình bươn chải, nhất là ở khu vực cách trở về địa lý như Trung Đông – châu Phi. Chính vì lẽ đó, rất cần sự phối hợp hơn nữa và quyết liệt hơn của các cơ quan quản lý, cũng như các hiệp hội doanh nghiệp… Có như vậy, các doanh nghiệp Việt mới đủ niềm tin và điều kiện để khai phá thị trường rất tiềm năng như Trung Đông-châu Phi. - Nguồn VOV -