Sơn Tra Sơn La

Vùng trồng

Hình ảnh :

Thuộc vùng sản xuất:

Thông tin chung :

Sơn tra từng là loài cây mọc tự nhiên trên các triền núi cao. Tuy nhiên, chúng đã được thuần hóa và được trồng tại nhiều tỉnh miền núi. Sơn La là một trong những tỉnh nổi tiếng về sơn tra. Giống cây này được kỳ vọng sẽ xuất khẩu giúp đồng bào vùng cao thoát nghèo. Trước đây, cây sơn tra đã được Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế Australian và Trung tâm Nông lâm Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Viện dược liệu tiến hành trồng thử nghiệm - sản xuất – xây dựng quy trình sản xuất cao sơn tra và trà tan. Năm 2013, dự án AFLI đã thí điểm thành lập nhóm sản xuất sơ tra tại 2 huyện Thuận Châu (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái). Dự án thành công và giá bán quả sơn tra tươi cao khá cao. Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã Công bố Quyết định cấp Giấy chứn nhận nhãn hiệu Táo Sơn tra Sơn La. Trong nhiều năm qua, sơn tra là 1 tróng ố 16 sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY SƠN TRA Sơn tra hay còn được gọi với cái tên là táo mèo, táo rừng, mắc cắm, mắc sắm chá… - Cây sơn tra cao 5 – 6m, lá cây non mọc so le, xẻ 3 – 5 thùy. Lá cây trưởng thành có hình bầu dục dài 6 – 10 cm, rộng chừng 2 – 4 cm, mép lá nguyên hoặc hơi có khía răng. - Quả sơn tra có hình thuôn, đường kính 3 – 4 cm, lúc chín có màu vàng lục đẹp mắt. - Sơn tra có hương thơm dịu và vị chua chát. Những năm qua, tỉnh Sơn La đã xây dựng nhiều giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ quả sơn tra. Nhờ công tác quy hoạch và phát triể vùng trồng theo chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm… Quả sơn tra tươi và các sản phẩm sơn tra thương hiệu Sơn La không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn vươn ra thị trường nhiều nước trên thế giới. Từ đó giúp cải thiện đời sống người dân, góp phần hiện thực hóa lộ trình tái cơ cấu nông nghiệp nông thôn tỉnh nhà.

Nhật ký vùng sản xuất :

×
Giới thiệu Sản phẩm Cơ sở sản xuất Vật tư Vùng nguyên liệu Bản đồ số Nhật ký Tin tức